Dung môi được sử dụng trong hầu hết các loại sơn và cũng phải khẳng định là không có dung môi "an toàn". Tất cả dung môi dù là tự nhiên hay tổng hợp đều có "tính độc".
Đối với hệ thần kinh
- Dung môi khi tiếp xúc có thể gây đau đầu, chống mặt, buồn nôn,... tiếp xúc với nồng độ cao có thể gây bất tỉnh, thậm chí là tử vong. Nhiều năm tiếp xúc với dung môi pha sơn có thể khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ, mất ngủ và các vấn đề tâm thần khác.
- Hệ thân kinh ngoại vi cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến các tình trạng: run, ngứa ngoài da, mệt, liệt,... Dung môi n-hexane là nguyên nhân gây ra "bệnh đa xơ cứng".
Tác hại tới da
Dung môi pha sơn có thể hoàn tan lớp mỡ bảo vệ da dẫn đến tình trạng da khô nứt nẻ và loạt các bệnh về viêm da. Nhiều dung môi khi tiếp xúc trực tiếp với da người có thể gây bỏng nghiệm trọng. Nhiều loại dung môi có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào máu và gây tổn thương đến các cơ quan khác.
Gây hại cho mắt và đường hô hấp
- Tất cả dung môi đều gây kích ứng và tổn thương niêm mạc của mắt, mũi. Chẳng may hít vào sâu, dung môi có thể gây tổn thương phổi. Người lao động thường không nhận biết được dung môi ở nồng độ thấp nên không nhận ra sự nguy hiểm của các loại dung môi này. Nhiễm khuẩn hô hấp, cảm lạnh, viêm hô hấp mãn tính,... là những triệu chứng khi tiếp xúc nhiều với dung môi.
- Khi tiếp xúc ở nồng độ cao, các triệu chứng sẽ nặng hơn và thường xuyên xảy ra như chảy máu mũi, đau họng, viêm vọng. Hít phải nồng độ rất cao sẽ gây viêm phối do hóa chất và có thể gây tử vong.
Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng
- Nhiều loại dung môi có thể gây các bệnh về gan và thận vì đây là cơ quan giải độc. Dung môi có thể là nguyên nhân của các cơn đau tim hoặc ngừng tim đột ngột khi tiếp xúc ở nồng độ cao
- Dung môi Bezene, Carbon tetrachloride,... có thể gây ra các bệnh ung thư ở người và động vật.
Rất dễ cháy nổ
Dung môi là hóa chất rất dễ cháy nổ nên người lao động cần phải làm việc với các nguyên tắc đảm bảo an toàn cần thiết:
- Kiểm soát môi trường lao động
- Tuân thủ nghiệm ngặt các quy định về an toàn lao động
- Biết các sơ ứng cứu trong các trường hợp xảy ra sự cố. Bố trí các phương tiện, thiết bị ứng cứu phù hợp
- Biết đọc các thông tin, chỉ dẫn trong phiếu an toàn hóa chất MSDS
- Khi có các dấu hiệu bị ảnh hưởng về sức khỏe do dung môi cần báo cáo ngay với người quản lý và cán bộ y tế