Thép là một loại vật liệu rất dễ bị ăn mòn, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như nước ta. Vì vậy đối với những vật dụng, thiết bị bằng thép, người ta thường dùng phương pháp chống ăn mòn đó là mạ kẽm. Khi sử dụng sơn sắt mạ kẽm bạn cần lưu ý một số điều. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Một số lưu ý quan trọng trong quy trình sơn sắt mạ kẽm
Một số lưu ý quan trọng trong quy trình sơn sắt mạ kẽm. Có thể thấy rằng, quy trình sơn sắt mạ kẽm cũng tương tự như những loại sơn khác. Tuy nhiên, khi tiến hành sơn sắt mạ kẽm, để tối ưu chất lượng sản phẩm sơn thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Xử lý bề mặt trước khi sơn
Xử lý bề mặt trước khi sơn là bước quan trọng hàng đầu dù bạn tiến hành sơn trên bất kì kim loại nào hay sử dụng bất kì loại sơn nào. Công đoạn này càng phải được thực hiện kĩ càng nhưng hãy cẩn thận, tránh làm trầy xước bề mặt bên ngoài.
– Đối với những công trình lớn, bạn nên sử dụng phun cát, phun bi hay phun nước áp suất cao để làm sạch bề mặt vật liệu.
– Đối với những vật liệu nhỏ hơn, bạn sử dụng giấy nhám, bàn chải sắt, máy mài hoặc dùng giẻ tẩm dung môi tẩy rửa (xăng, acid loãng…) để loại bỏ tạp chất, rồi dùng khăn ướt lau lại lần nữa.
Cách pha sơn sắt mạ kẽm
Trước khi tiến hành sơn lên bề mặt sắt mạ kẽm, phần sơn cần được tiến hành pha trộn. Ngay cả khi không cần dùng tới dung môi để pha loãng, thì sơn sau khi mở nắp cũng nên được khuấy trộn đều. Đối với dòng sơn kẽm 2 thành phần, việc pha trộn sơn với chất đóng rắn càng phải được thực hiện cẩn thận.
Một số thợ sơn chưa có nhiều kinh nghiệm không chú trọng công đoạn này sẽ tạo ra sản phẩm có màng sơn kém chất lượng. Bên cạnh đó, nhiều thợ sơn lâu năm trong nghề lại tự pha sơn dựa theo kinh nghiệm của mình – điều này cũng khiến cho bề mặt kim loại sau khi sơn không được vừa ý.
Bởi vậy, các nhà sản xuất luôn khuyến cáo người sử dụng cần pha sơn theo đúng yêu cầu được đưa ra. Và đừng quên rằng, việc sử dụng đồng bộ sản phẩm sơn thì khi pha trộn theo đúng tỉ lệ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.
Lưu ý sau khi sơn
– Sau khi sơn phải để cửa sắt ở nơi khô ráo, giữ cho bề mặt khô hoàn toàn trước khi tiến hành lớp sơn tiếp theo là sơn lót hay sơn phủ.
– Trong thời gian chờ đợi sơn khô cần che chắn cẩn thận, không để bụi bẩn dính vào cửa sắt để hỏng lớp sơn.
– Đối với cánh cửa mới sơn cần phải đợi sơn khô hoàn toàn mới tiến hành lắp đặt bản lề cửa.