So sánh chi tiết về 2 phương pháp xử lý bề mặt sơn mạ kẽm nhúng nóng

     Sơn mạ kẽm nhúng nóng là công nghệ phủ lớp kẽm lên bề mặt của ống nhằm bảo về sự ăn mòn của môi trường đến lớp kim loại phía bên trong. Nguyên liệu kẽm được làm nóng ở nhiệt độ cao, lúc này kẽm sẽ được hóa lỏng, thép ống sẽ được nhúng vào bể mạ để tạo nên thành phẩm thép ống mạ kẽm nhúng nóng. Tùy thuộc vào độ dày cũng như yêu cầu lớp mạ mà sẽ có thời gian nhúng khác nhau. 

Sự khác nhau giữa sơn mạ kẽm nhúng nóng và sơn tỉnh điện hiên nay


     Để đảm bảo lớp mạ bám vào bề mặt trong và ngoài của ống thì trước khi nhúng ống thép vào bể mạ ống sẽ trải qua quá trình làm sạch giúp cho lớp mạ bám chắc vào bề mặt ống giúp tăng tuổi thọ của ống thép. Sơn mạ kẽm nhúng nóng được đánh giá là công nghệ tiến tiến và tuyệt vời giúp bảo vệ nguyên liệu một cách tốt và bền bỉ nhất trong quá trình sử dụng.

 

Sơn mạ kẽm nhúng nóng

 

Về chất lượng

     Đây đều là phương pháp được sử dụng để bảo vệ sản phẩm giúp chúng nâng cao hiệu quả sử dụng hơn, đảm bảo chất lượng tốt. Tuy nhiên do khả năng liên kết của sơn tĩnh điện và bề mặt sản phẩm tốt hơn nên chất lượng của chúng mang lại sẽ cao hơn so với phương pháp mạ kẽm.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện và mạ kẽm

     Với khả năng bám chắc trên mọi bề mặt khác nhau nên phương pháp sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi so với kỹ thuật mạ kẽm. Kỹ thuật mạ kẽm chỉ được ứng dụng trên các vật liệu kim loại còn sơn tĩnh điện ngày nay còn được áp dụng trên cả các vật liệu như: nhựa, kim loại…

Về độ bền

     Sau một thời gian sử dụng các kim loại được mạ kẽm rất dễ bị bong tróc lớp vỏ ngoài. Thời gian để lớp mạ kẽm này bong tróc dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào đơn vị thực hiện chất lượng hay không.

    Còn đối với sơn tĩnh điện nhờ sự liên kết bền chặt của điện tích (-) và (+) nên chúng sẽ bám chặt vào nhau hơn, rất khó để bong tróc. Chính vì thế áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn nâng cao độ bền hơn so với mạ kẽm.

Tính thẩm mỹ

     Lớp xi mạ kẽm rất giòn vì dung dịch không được căng bằng nên rất dễ bong tróc làm mất đi tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Bên cạnh đó lớp mạ kẽm thường bị rỗ, nhám, hoặc có thể bị cháy dẫn đến tối màu….điều đó khiến cho bề mặt sản phẩm mất đi tính thẩm mỹ của chúng.

     Nhưng đối với sơn tĩnh điện thì khác với sự kết hợp hoàn hảo giữa bột sơn dẻo và bề mặt sản phẩm sẽ tạo nên sự bóng mượt và đều màu. Nhờ đó mà sản phẩm sẽ tăng thêm sự cuốn hút, hấp dẫn đối với người nhìn.

 

Sơn mạ kẽm nhúng nóng

 

Giá cả của sơn tĩnh điện so với mạ kẽm

     Có thể thấy so với kỹ thuật mạ kẽm thì sơn tĩnh điện sẽ chiếm ưu thế hơn với những ưu điểm vượt trội. Thế nhưng nó cũng mang đến 1 nhược điểm đó là giá cả của phương pháp mạ kẽm sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm còn lại. Chính vì lẽ đó mà tuỳ theo vật dụng, nhu cầu sử dụng của mình mà các bạn cần cân đối giữa 2 phương pháp này nhé.